CÁCH BẤM HUYỆT BÀN CHÂN ĐỂ CƠ THỂ NGÀY CÀNG KHỎE MẠNH
Cách bấm huyệt bàn chân được xem như là một phương pháp trị bệnh của Đông Y. Bởi những huyệt đạo quan trọng của cơ thể đa số đều tập trung ở khu vực bàn chân. Nên nơi đây được ví von như là một bản đồ thu nhỏ của cơ thể. Bấm các huyệt đạo ở bàn chân không chỉ giúp giảm đau nhức cơ, đau nhức xương khớp. Mà còn giúp thư giãn gân cốt, đả thông kinh mạch, tăng cường sức đề kháng, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Lợi ích của cách bấm huyệt bàn chân đối với cơ thể
Cách bấm huyệt bàn chân rất có lợi cho cơ thể của mỗi người. Vì thế ngày càng được nhiều người áp dụng phương pháp trị liệu này hơn. Điển hình như:
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, tê mỏi.
- Chữa các bệnh nhẹ như cảm lạnh và hỗ trợ điều trị những bệnh khác.
- Ngăn ngừa chấn thương.
- Kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng.
- Cải thiện lưu thông máu, tăng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Điều trị rối loạn các chức năng gan, thận, hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, táo bón, kích ứng da…
- Giảm áp lực cho chân và bàn chân.

Đâu là những huyệt đạo quan trọng trên bàn chân?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những huyệt đạo quan trọng nhất trên bàn chân con người nhé! Bàn chân có hơn 300 huyệt đạo, mỗi vị trí huyệt lại có tác dụng duy trì các hoạt động khác nhau. Tác động trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể.
Vì thế, trước khi thực hiện cách bấm huyệt bàn chân bạn phải hiểu và ghi nhớ những vị trí huyệt đạo. Như thế sẽ nắm bắt được tình trạng sức khỏe và ấn đúng huyệt đạo để chữa bệnh. 6 huyệt đạo quan trọng ở bàn chân thường được chú trọng trong việc massage là:
- Huyệt Dũng Tuyền.
- Huyệt Nội Đình.
- Huyệt Bát Phong.
- Huyệt Thương Khâu.
- Huyệt Thái Xung.
- Huyệt Giải Khê.
Những huyệt đạo này thường được chú trọng khi bấm huyệt, massage bàn chân. Bởi chúng liên quan mật thiết đến như cơ quan quan trọng trong cơ thể mỗi người. Nên khi bấm ấn đúng cách có thể hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh lý.

Hướng dẫn cách bấm huyệt bàn chân đúng cách
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách bấm huyệt bàn chân. Lưu ý thực hiện đúng kỹ thuật và lực tay vừa phải để không làm tổn thương cơ thể nhé!
Huyệt Nội Đình
Huyệt Nội Đình nằm ở đầu sau của xương đốt thứ nhất của ngón chân giữa (ở giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3). Tác động huyệt này sẽ điều trị đau răng hàm dưới, chảy máu cam, sốt cao. Và trị được cả tình trạng đầy bụng khó tiêu, liệt dây thần kinh ngoại biên số VII…
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần bấm và giữ huyệt khoảng 3 phút sau đó thả lỏng. Thực hiện động tác tương tự với huyệt đạo ở bên bàn chân còn lại.
Huyệt Bát Phong
Huyệt Bát Phong gồm 8 huyệt ở ở kẽ của các đốt ngón chân. Trong cách bấm huyệt bàn chân, tác động nơi đây sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa các chứng bệnh về khớp. Như thấp khớp, chân sưng đỏ, tê mỏi, viêm đốt ngón chân, cước chân…
Ngoài cách dây ấn người ta còn thường sử dụng phương pháp châm cứu cho các huyệt đạo này. Để việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Huyệt Dũng Tuyền
Vị trí của huyệt này nằm ở điểm trũng của gan bàn chân (khoảng ⅓ lòng bàn chân tính từ mũi chân). Tác động huyệt đạo này sẽ giúp cường thận, giải độc thận và điều hòa cơ thể rất hiệu quả.

Dùng ngón cái ấn và day nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Nên thực hiện vào buổi sáng mỗi ngày và uống thêm một cốc nước ấm để hỗ trợ việc lọc thận.
Huyệt Thái Xung
Vị trí huyệt này nằm ở mu bàn chân, chiếu từ khe ngón chân cái và ngón thứ 2 kéo lên hai thốn (bằng khoảng chiều ngang của 3 ngón tay giữa). Bấm huyệt Thái Xung sẽ giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, hạ huyết áp. Chữa trị chứng mất ngủ, khó ngủ, rối loạn kinh nguyệt, ù tai, hen suyễn. Và cả các bệnh về phế quản, đau khớp cổ chân, tiểu buốt, tiểu bí…
Cách bấm huyệt là dùng ngón cái ấn một lực vừa phải lên huyệt đạo này trong khoảng 4 phút. Cho đến khi có cảm giác bàn chân bị đau thì dừng lại và đổi sang chân kia.
Huyệt Thương Khâu
Huyệt Thương Khâu nằm ở gần dưới hõm mắt cá chân trong. Tác động huyệt này sẽ giúp khí huyết lưu thông từ lá lách đến các kinh mạch dễ dàng hơn. Đây cũng là huyệt có liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nên có thể điều trị những vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…
Dùng ngón tay bấm vào huyệt này cho đến khi chân có cảm giác tê mỏi. Thực hiện từ 3 đến 5 lần mỗi bên chân mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Giải Khê
Vị trí huyệt đạo này nằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân. Ngay trong phần lõm giữa gân cơ duỗi dài của các ngón chân.
Chỉ cần ấn và day huyệt đạo một cách nhẹ nhàng khoảng 1 đến 3 phút. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng này để gân được thư giãn hơn. Cách bấm huyệt bàn chân này là phương pháp chữa trị hiệu quả cho các bệnh về xương khớp. Cải thiện tình trạng nhức mỏi, tê liệt chân tay, đau thần kinh tọa.
Thực hiện cách bấm huyệt bàn chân kết hợp cùng một số phương pháp
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với một số phương pháp dưới đây để tăng cao hiệu quả trong lúc bấm huyệt.
Ngâm chân
Bạn nên ngâm chân với nước ấm hoặc nước thảo dược để kích thích huyệt đạo. Cách làm: cho thảo dược vào nước nóng, sau đó hơ chân trên chậu nước để lấy hơi thảo dược. Khi nước giảm bớt nhiệt độ thì mới bắt đầu ngâm chân để chân không bị bỏng. Trong lúc ngâm chân có thể kết hợp với những cách massage chân để tăng cao hiệu quả hơn.
Xoa bóp toàn bộ bàn chân
Phương pháp xoa bóp toàn bộ bàn chân cũng kích thích huyệt đạo rất tốt. Chỉ cần dùng tay chà xát dọc nhẹ nhàng khoảng 20 lần cho đến khi chân ấm nóng. Sau đó sử dụng ngón cái và ngón trỏ xoa bóp nhẹ nhàng các ngón chân dọc xuống gót là được.

Một số lưu ý khi thực hiện massage bấm huyệt bàn chân
Sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số lưu ý khi thực hiện cách bấm huyệt bàn chân. Bạn nên chú ý những điều này để không làm tổn thương đến sức khỏe của bản thân nhé!
- Hiểu chức năng và sơ đồ huyệt đạo trên đôi bàn chân. Tránh nhầm lẫn khi bấm huyệt vừa không có tác dụng lại không tốt cho sức khỏe.
- Không bấm huyệt sau khi ăn no hoặc sử dụng rượu bia.
- Không bấm huyệt bàn chân khi đang có vết thương hở, bị đau hoặc bị chấn thương.
- Nên massage bấm huyệt cho bàn chân sau khi tập thể dục, thể thao để thư giãn cơ bắp.
- Nên bấm huyệt theo thứ tự chân trái trước, chân phải sau.
- Không thực hiện bấm huyệt khi bệnh nhân đang bị sốt, đang có thai hay bị ung thư, viêm nhiễm cấp tính.
- Thực hiện xoa bóp bấm huyệt bàn chân với một lực vừa đủ. Không dùng quá nhiều lực nếu không có thể gây đau đớn và tổn thương.
Trên đây là hướng dẫn cách bấm huyệt bàn chân mà bạn có thể tham khảo. Tốt nhất, bạn nên đến những cơ sở massage, bấm huyệt uy tín để thực hiện. Bởi khi bấm sai huyệt hay dùng lực không đúng có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể.