TÌM HIỂU VỀ CÔNG VIỆC QUẢN LÝ SPA
Một spa khi thành lập cần đảm bảo đủ những yếu tố cơ bản như kỹ thuật viên, máy móc trang thiết bị và quan trọng nhất là quản lý spa. Các cơ sở spa thường có một vị trí là quản lý spa, đây là người sẽ giám sát, tham gia quản lý các vấn đề về nhân sự cũng như tài chính. Vì vậy, nắm bắt được mô tả công việc quản lý spa sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
CÔNG VIỆC QUẢN LÝ SPA LÀ GÌ?
Quản lý spa là người giám sát, tham gia quản lý các hoạt động chung của spa. Bao gồm những vấn đề về nhân sự, hoạt động tài chính của spa. Ngoài ra, quản lý spa còn đóng vai trò là “người ngoại giao” đại diện cho spa chăm sóc khách hàng. Như vậy, vai trò của người quản lý spa là rất quan trọng.

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ SPA LÀ GÌ?
Công việc của một người quản lý spa là khá nhiều do phải kiểm tra và giám sát nhiều vấn đề. Mô tả công việc quản lý spa bao gồm:
- Quản lý nhân sự
- Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
- Xây dựng quan hệ với khách hàng
- Quản lý thu chi của spa
- Chấm công nhân viên và quản lý trả lương
- Kiểm tra và giám sát công việc hàng ngày của kỹ thuật viên
- Kiểm tra chất lượng vật tư, trang thiết bị của spa
Quản lý nhân sự
Nhân sự là yếu tố cần thiết giúp spa hoạt động một cách hiệu quả. Người quản lý có nhiệm vụ tuyển dụng thêm nhân viên khi cần thiết, điều tiết vị trí giữa các kỹ thuật viên cho phù hợp với công việc. Vị trí này có trách nhiệm giám sát, đảm bảo đội ngũ nhân viên về tác phong nhanh nhẹn, trang phục gọn gàng, văn hóa ứng xử khéo léo với khách hàng.
Định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý cần đánh giá thái độ làm việc hay mức độ hoàn thành công việc của các kỹ thuật viên. Từ đó đưa ra các phản hồi nhằm cải thiện hiệu suất làm việc, đảm bảo nhân viên đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.
Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Để thu hút được lượng khách hàng đông đảo thì quản lý spa cần xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và phù hợp. Theo mô tả công việc quản lý spa, người quản lý cần dựa vào tình hình hoạt động của spa để đề ra các chương trình khuyến mãi, siêu ưu đãi nhằm thúc đẩy doanh thu. Quan trọng hơn khi triển khai các dịp ưu đãi, các spa cần nắm bắt được tâm lý của khách hàng để thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.
Xây dựng quan hệ với khách hàng
Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong mô tả công việc quản lý spa. Các spa cần khách hàng để duy trì cũng như phát triển. Do vậy quản lý cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong hoạt động kinh doanh, trong tư vấn và chăm sóc khách hàng.
Với mỗi khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn spa, thì người quản lý cần có trách nhiệm tiếp thu ý kiến về chất lượng dịch vụ cũng như mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, quản lý sẽ đưa ra những phương án phù hợp để giải quyết vấn đề kịp thời, tránh để tình trạng khách hàng có trải nghiệm không tốt khi đến với spa.
Quản lý thu chi của spa
Vai trò của người quản lý spa là lập sổ sách và báo cáo chi tiết liên quan tới vấn đề tài chính của spa. Các báo cáo được lập cần dựa trên tình hình thu chi thực tế và phải được ghi chép một cách cẩn thận. Dựa vào sổ sách báo cáo theo định kỳ mà chủ kinh doanh spa có thể nắm bắt được tình hình tài chính và đề ra phương hướng phát triển cho spa.
Ngoài ra, người quản lý còn giám sát vấn đề mua bán trang thiết bị, vật tư cần thiết cho spa. Các thiết bị này cần được bảo đảm đủ về số lượng đã đề ra và cũng được quản lý lập báo cáo theo định kỳ.
Chấm công nhân viên và quản lý trả lương
Theo mô tả công việc quản lý spa, chấm công nhân viên hàng ngày và tổng hợp để trả lương là một nhiệm vụ của vị trí này. Bạn có thể dùng sổ sách để ghi chép quá trình nhân viên đi làm hay sử dụng các công nghệ chấm công thông minh.
Quá trình chấm công và trả lương yêu cầu người quản lý phải minh bạch và rõ ràng. Bạn cần gửi bảng chấm công cho nhân viên rà soát trước khi tiến hành chốt sổ trả lương. Như vậy mọi thắc mắc sẽ được giải quyết và giúp duy trì được mối quan hệ hài hòa giữa quản lý với nhân viên.
Kiểm tra và giám sát công việc hàng ngày của kỹ thuật viên
Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong mô tả công việc giám sát spa. Quản lý spa sẽ kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên trong suốt quá trình làm việc. Với những bạn kỹ thuật viên mới, quản lý sẽ hỗ trợ chỉ dạy những kỹ thuật còn chưa đúng nhằm đáp ứng yêu cầu của spa đề ra.
Kiểm tra chất lượng vật tư, trang thiết bị của spa
Hiện nay, các công nghệ hay trang thiết bị hiện đại đã được nhiều spa ứng dụng để nâng cao hiệu quả công việc. Phần lớn khách hàng cũng bị thu hút bởi những trang bị hiện đại của spa. Do vậy, quản lý spa cần kiểm tra chất lượng thật kỹ trước khi chúng được sử dụng trên khách hàng.
KỸ NĂNG CẦN THIẾT GIÚP BẠN TRỞ THÀNH MỘT QUẢN LÝ SPA GIỎI
Một quản lý spa giỏi không chỉ thuần thục công việc của một kỹ thuật viên mà thêm vào đó là các kỹ năng của một người quản lý. Để trở thành quản lý spa chuyên nghiệp bạn cần rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau:
Có kỹ năng quản lý nhân sự tốt
Quản lý nhân sự là một nhiệm vụ trong mô tả công việc quản lý spa, do vậy bạn sẽ phải làm việc rất nhiều nhân viên từ các kỹ thuật viên, đội ngũ lễ tân, chăm sóc khách hàng,… Chính vì vậy kỹ năng quản lý nhân sự là rất cần thiết. Công việc quản lý nhân sự chính là:
- Quản lý và tuyển dụng nhân viên mới
- Quản lý hiệu suất làm việc
- Lên kế hoạch đào tạo nhân lực
- Lên kế hoạch đánh giá năng lực nhân viên định kỳ
Kỹ năng này sẽ giúp quản lý spa điều hành nhân viên một cách thuận lợi, hiệu suất công việc cũng tăng lên đáng kể.
Có kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp được ví là “chìa khóa” của các ngành nghề nói chung. Đây là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đặc biệt với một người quản lý thì giao tiếp tốt sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ thân thiện với đồng nghiệp. Tự tin trong giao tiếp giúp bạn quyết đoán hơn trong công việc và gây được sức hút với người nghe.
Có kỹ năng chăm sóc khách hàng
Khách hàng có những phản hồi tích cực sau khi ghé thăm spa là một thành công lớn đối với người quản lý. Kỹ năng chăm sóc tốt chính là chìa khóa giúp spa giữ chân được khách hàng. Điều này đòi hỏi người quản lý cần phải biết lắng nghe những chia sẻ của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Tiếp thu kiến thức chuyên môn
Việc tự học, tự nghiên cứu để tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ là kỹ năng mà quản lý spa cần có. Người quản lý cần hướng dẫn các kỹ thuật viên học việc theo như mô tả công việc quản lý spa, vì vậy người quản lý cần học hỏi, tiếp thu chắc kiến thức chuyên môn.
Sáng tạo trong chiến lược Marketing
Một chiến lược marketing độc đáo, sáng tạo sẽ giúp thu hút được đông đảo khách hàng. Quản lý spa cần nghiên cứu thị trường từ đó đề xuất ra các chiến lược phù hợp để tìm kiếm được lượng khách hàng lớn hơn. Các chiến dịch quảng bá có thể bắt đầu từ địa phương cho tới các trang mạng xã hội trong nước và nước ngoài.
BẬT MÍ KINH NGHIỆM GIÚP BẠN QUẢN LÝ SPA HIỆU QUẢ
Trong mô tả công việc quản lý spa có 7 nhiệm vụ cơ bản mà người quản lý cần làm, ngoài ra vẫn còn rất nhiều những công việc khác. Do vậy để quản lý spa một cách hiệu quả thì bạn cần tích lũy kinh nghiệm để đạt hiệu quả làm việc tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm nhỏ có thể giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Biết sử dụng các phần mềm quản lý là một lợi thế
Sử dụng các phần mềm quản lý giúp quản lý spa tiết kiệm thời gian làm việc đáng kể. Các phần mềm này cho độ chính xác rất cao và người dùng cũng rất dễ sử dụng. Đây chắc chắn là một trợ thủ đắc lực của quản lý spa khi phải theo dõi nhiều nhân viên và lập báo cáo hàng tháng.
Nắm bắt rõ về đối thủ cạnh tranh
Hiện nay có rất nhiều cơ sở spa được mở ra do nhu cầu khách hàng rất lớn. Vì vậy quản lý spa cần tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh từ đó đề xuất chiến lược phát triển phù hợp nhất.
Tạo môi trường làm việc thoải mái
Không khí làm việc thoải mái sẽ giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Ngoài ra môi trường còn là yếu tố thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình làm việc. Một quản lý spa nếu xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, không áp lực thì công việc sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng.
Có mục tiêu rõ ràng
Quản lý spa cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và yêu cầu mọi người hoàn thành trong một thời gian nhất định. Nhờ có mục tiêu xác định mà nhân viên sẽ cố gắng, chăm chỉ làm việc để hoàn thành. Do vậy, năng suất và hiệu quả công việc được tăng lên rõ rệt.